Mới nhất
Thứ Tư, 30/10/2024
Thứ Hai,
20/07/2022
Công trình nghiên cứu
Lý luận báo chí truyền thông
Lịch sử báo chí truyền thông
Báo chí truyền thông số
Quan hệ công chúng và quảng cáo
Quản trị truyền thông
Diễn đàn
Chuyển đổi số báo chí truyền thông
Chính sách và chiến lược phát triển
Kinh tế báo chí-truyền thông
Thông tin tư liệu
Thế giới truyền thông
Sự kiện truyền thông
Nhân vật truyền thông
Công nghệ truyền thông
Kỷ yếu Hội thảo
Tài liệu tiếng Việt
Tài liệu tiếng Anh
Diễn đàn nghề nghiệp
Góc nhìn chuyên gia
Người trong cuộc
Xu hướng, dự báo
Công chúng truyền thông
Multimedia
Multimedia
Multimedia
Mới nhất
Công trình nghiên cứu
Lý luận báo chí truyền thông
Lịch sử báo chí truyền thông
Báo chí truyền thông số
Quan hệ công chúng và quảng cáo
Quản trị truyền thông
Diễn đàn
Chuyển đổi số báo chí truyền thông
Chính sách và chiến lược phát triển
Kinh tế báo chí-truyền thông
Thông tin tư liệu
Thế giới truyền thông
Sự kiện truyền thông
Nhân vật truyền thông
Công nghệ truyền thông
Kỷ yếu Hội thảo
Tài liệu tiếng Việt
Tài liệu tiếng Anh
Diễn đàn nghề nghiệp
Góc nhìn chuyên gia
Người trong cuộc
Xu hướng, dự báo
Công chúng truyền thông
Multimedia
Video
Ảnh
Infographic
Emagazine
chuyen doi so
Tin tức cập nhật liên quan đến chuyen doi so
Kinh tế Báo chí chuyển mình cùng Chuyển đổi số
Trong 5 năm trở lại đây, kinh tế báo chí nổi lên như một vấn đề trọng yếu của báo chí Việt Nam, bên cạnh sự giữ thế cạnh tranh trong thời đại chuyển đổi số. Doanh thu quảng cáo truyền thống của báo chí giảm sút mạnh, hầu hết các cơ quan báo chí chưa theo kịp, thích ứng được sự thay đổi nhanh chóng của xu thế truyền thông quảng cáo mới. Mạng xã hội đã khiến báo chí mất vị thế độc quyền về thông tin cũng như quảng cáo. Vậy đâu là lối ra cho kinh tế báo chí hiện nay? Câu trả lời nằm ở chính các cơ quan báo chí và nhà quản lý báo chí. Nhà quản lý báo chí cần nhìn nhận kinh tế báo chí như một mặt không thể thiếu trong sự phát triển báo chí hiện đại và có cơ chế, chính sách phù hợp. Cơ quan báo chí cần được tái cơ cấu, một mặt đảm bảo thực hiện như một cơ quan báo chí thực hiện chức năng thông tin, truyền thông theo định hướng, mặt khác cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề truyền thông, kinh doanh, marketing. Bên cạnh đó, để tăng lợi thế cạnh tranh, báo chí cần nỗ lực hơn nữa để khẳng định uy thế, vị trí thông tin trung thực, có sức ảnh hưởng và lan tỏa lớn.
Tài liệu tiếng Việt
Chuyển đổi số tạp chí khoa học tại Việt Nam thực trạng và đề xuất
Công bố khoa học là quá trình truyền tải thông tin, dữ liệu và kiến thức thu thập từ nghiên cứu khoa học đến cộng đồng khoa học và công chúng. Thông qua khảo sát ngẫu nhiên 118 tạp chí khoa học trong danh mục tính điểm của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) về các thông tin quy định chính sách, các hoạt động xuất bản, công bố, cho thấy 13% tạp chí được khảo sát không có website hoạt động, chỉ 39% website tạp chí có đủ các thông tin cơ bản về hội đồng biên tập và chính sách hoạt động, 46,7% tạp chí có cập nhật thông tin về hoạt động xuất bản trong năm 2023; đặc biệt chỉ có 11% tạp chí công khai thông báo về quy định thu phí đăng bài. Hoạt động phỏng vấn ban biên tập các tạp chí còn cho thấy, một lượng lớn tạp chí khoa học đã dừng các hoạt động online chỉ tập trung vào xuất bản ấn phẩm giấy. Kết quả này cho thấy sự khác biệt về mục tiêu, phương thức hoạt động của các tạp chí tại Việt Nam dẫn tới lệch chuẩn. Bài viết đề xuất một số kiến nghị, bao gồm cải thiện quy trình phong tặng chức danh, kiểm soát cơ quan chủ quản, liên kết hợp tác giữa các tạp chí. Điều này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững cho hoạt động nghiên cứu, công bố khoa học.
Báo chí cách mạng Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi số
Trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung sau: giới thuyết thuật ngữ: báo chí, Báo chí Cách mạng Việt Nam, chuyển đổi số đối với Báo chí Cách mạng Việt Nam; các chức năng của Báo chí Cách mạng Việt Nam; vai trò của chuyển đổi số đối với Báo chí Cách mạng Việt Nam và các yêu cầu đối với Báo chí Cách mạng Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi số hiện nay.
Một số vấn đề về phát triển kinh tế báo chí truyền thông trong xu thế chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là "xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại". Tuy nhiên, điều quan trọng là cùng với chuyển đổi số chính là yếu tố tổ chức hoạt động kinh tế báo chí thế nào cho phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay.
Những đặc điểm của xã hội số và cơ hội, thách thức đối với chiến lược chuyển đổi số báo chí Việt Nam từ góc nhìn độc giả
Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 719/QĐ-Ttg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” hướng đến mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đang diễn ra hiện nay trong các lĩnh vực của đời sống, trong đó có báo chí truyền thông. Bài viết này sẽ t
Quản trị tòa soạn và chiến lược nội dung trong bối cảnh chuyển đổi số tại Báo điện tử VTC News
Trong làn sóng phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ, chuyển đổi số (Digital Transformation) là một trong những phát kiến khoa học mang tính bước ngoặt, mở đường cho sự phát triển đột phá trên mọi lĩnh vực, khía cạnh của đời sống xã hội. Chuyển đổi số, theo cách hiểu về mặt ngữ nghĩa, là sự thay đổi toàn diện về cả hình thức và nội dung trên phương diện khoa học - công nghệ, sử dụng các ứng dụng công nghệ kỹ thuật làm nền tảng, phương thức để tạo ra sự thay đổi đó.
Báo chí, Truyền thông trong xu thế chuyển đổi số
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu hiện nay diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có báo chí, truyền thông. Quá trình này đưa lại cơ hội nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như trải nghiệm công chúng và khách hàng. Chuyển đổi số báo chí, truyền thông hiện nay có những thuận lợi, song cũng gặp không ít trở ngại, thách thức đối với các đơn vị báo chí, truyền thông trên khía cạnh nhận thức và các điều kiện, nguồn lực phát triển nên cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục n
Chuyển đổi số trong báo chí và chiến lược chuyển đổi số ở VietnamPlus
Chuyển đổi số (CĐS) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sóng, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy CĐS là trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn. Những công nghệ số này đã và đang tạo ra môi trường cho báo chí phát triển theo các xu hướng báo chí: Cá nhân hóa nội dung, Đa nền tảng, Báo chí di động, Báo chí xã hội, Báo chí dữ liệu, Báo chí sáng tạo, Siêu tác phẩm báo chí…
Mô hình toà soạn hội tụ trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang loài người bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ thông tin và trí thông minh nhân tạo. Cuộc cách mạng này đã tác động một cách sâu rộng vào các yếu tố căn bản của báo chí – truyền thông, sản xuất báo chí – truyền thông, sản phẩm báo chí – truyền thông và công chúng truyền thông. Các phương tiện truyền thông mới ra đời làm thay đổi toàn bộ trật tự của các phương tiện truyền thông truyền thống, thúc đẩy các phương tiện truyền thông truyền thống phải thay đổi
Quản trị tại các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và tác động của đại dịch Covid-19, các tòa soạn phải thay đổi cách thức quản trị, bao gồm triển khai chuyển đổi số; triển khai tòa soạn hội tụ (mô hình tòa soạn hiện đại, tận dụng tối đa ưu thế về nhân lực đa phương tiện và nền tảng công nghệ kỹ thuật để sản xuất ra các ấn phẩm cho nhiều loại hình báo chí khác nhau); từ đó thay đổi quy trình làm việc thích ứng bối cảnh đặc thù. Trên thực tế, từ trước khi xuất hiện đại dịch Covid-19, nhiều tòa soạn tại Việt Nam đã từ
Những vấn đề đặt ra trong dự thảo Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về ”Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng dự thảo hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Một số khuyến nghị về định hướng chiến lược chuyển đổi số báo chí quốc gia
Tham luận này, từ việc tham khảo Dự thảo Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 cùng với phân tích các quan điểm, góc nhìn từ lý luận và thực tiễn đối với vấn đề chuyển đổi số báo chí, nhóm nghiên cứu bước đầu đưa ra một số khuyến nghị cơ bản nhằm góp phần hướng tới một tầm nhìn, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phù hợp cho cả hệ thống cũng như từng cơ quan, tổ chức.
Dung hòa giữa phương thức tác nghiệp cũ và mới tại các cơ quan báo chí vừa và nhỏ trước nhu cầu chuyển đổi số báo chí
Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam. Các cơ quan báo chí dù lớn hay nhỏ đều có nhu cầu tự thân phải chuyển đổi để thích ứng với những thay đổi ngày càng nhanh chóng của công nghệ làm báo. Chuyển đổi số không chỉ khiến cho độc giả của báo chí thay đổi mà mô hình hoạt động của các toà soạn cũng thay đổi. Tuy nhiên, có một thực tế là, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là vấn đề con người và tư duy.
Báo chí địa phương trong cuộc đua chuyển đổi số
Chuyển đổi số, từ lâu đã không còn là thuật ngữ xa lạ ở nhiều lĩnh vực, trong đó có báo chí. Nhưng phải khẳng định rằng, sau hơn 2 năm gồng mình đối phó với đại dịch COVID-19, trong cái khó đã mở ra, thúc đẩy nhiều điều tích cực, thích ứng với hoàn cảnh, trong đó có chuyển đổi số. Suốt hơn 2 năm qua, Việt Nam đã có bước nhảy vọt về chuyển đổi số, ở các cấp độ, những lĩnh vực khác nhau. Báo chí Việt Nam hẳn nhiên không nằm ngoài guồng quay ấy, trong đó có báo chí địa phương.
Chuyển đổi số không phải bức tranh màu hồng
Tham luận này là trải nghiệm của tác giả về những bước chuyển đổi số đầu tiên trong lĩnh vực hẹp là truyền hình, cùng với đó là sự trăn trở về những khó khăn, vấp váp thậm chí cả những sai lầm…
Cách tiếp cận về kinh tế truyền thông số trong xu thế chuyển đổi số
Hiện nay, nhu cầu thông tin của công chúng rất đa dạng, phong phú, các thông tin truyền thông ngày càng cải tiến, sự lên ngôi của công nghệ 4.0 đòi hỏi vấn đề số hóa trong lĩnh vực báo chí là đặc biệt cần thiết, nó góp phần cải thiện những tồn tại, lối mòn cũ của báo chí truyền thống, mở ra cơ hội mới cho báo chí, có khả năng thể hiện năng lực phát triển vốn có, nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng, tăng tính cạnh tranh với thông tin. Vì vậy, vấn đề tiếp cận dưới góc nhìn kinh tế truyền thông số trong chuyể
Báo chí văn học – nghệ thuật hòa nhịp “dòng chảy” chuyển đổi số để phát triển
Báo chí Cách mạng Việt Nam có chiều dài lịch sử phát triển gần 100 năm qua với nhiều thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bùng nổ thông tin, đặc biệt thành tựu vĩ đại của cuộc Cách mạng mang công nghiệp lần thứ tư, nền Báo chí cách mạng Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển chuyên nghiệp; đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, cần có sự bứt phá. Báo chí văn học - nghệ thuật là một phận quan trọng, tinh tế trong hệ thống Báo chí cách mạng Việt
Xu hướng phát triển báo chí và những mô hình kinh doanh báo điện tử hiện đại nhìn từ tiến trình chuyển đổi số báo chí
Năm 2013, Hội nghị Báo chí toàn cầu (World Congress Newspaper) do Hiệp hội Báo chí thế giới WAN-IFRA tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. Tại đó, WAN-IFRA đưa ra khái niệm “di dân” (migrant) trong lĩnh vực báo chí với nhận định: Thế giới đang chứng kiến “cuộc di dân từ báo in sang báo điện tử”.
Đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số báo chí
Rõ ràng là cho đến thời điểm hiện nay, báo chí thế giới đã tiến những bước dài trong chuyển đổi số. Còn ở Việt Nam, ngay cả một số cơ quan báo chí lớn cũng vẫn đang loay hoay với câu chuyện chuyển đổi số như thế nào, kinh phí ở đâu, công nghệ gì, và đặc biệt là bài toán về nguồn nhân lực với tư duy chuyển đổi số và sự sáng tạo, để nhà báo có thể tự do điều khiển công nghệ, làm cho công nghệ thực sự là phương tiện phục vụ sự thay đổi. Trong bối cảnh hiện nay, để giải quyết bài toán nhân lực, các cơ quan quả
Chuyển đổi số ở Đài tiếng nói Việt Nam: Thực trạng và một số đề xuất
Chuyển đổi số là dựa vào công nghệ số để thay đổi cách thức sản xuất, điều hành công việc, thậm chí là thói quen trong cuộc sống của con người... Quá trình chuyền đổi số là quá trình giúp con người thích nghi dần với những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Trong hoạt động báo chí, chuyển đổi số đã và đang tác động mạnh mẽ vào quá trình đổi mới mọi mặt của các cơ quan báo chí như phương thức sản xuất, quy trình sản xuất, nguồn nhân lực, điều kiện làm việc... Tham luận này đề cập tới quá trình chuyển đổi số
Chuyển đổi số báo chí – Chuyển đổi từ nhận thức
Báo chí Việt Nam đang chịu tác động từ tầm nhìn chuyển đổi số quốc gia với áp lực rằng: nếu không bắt kịp yêu cầu này sẽ trở thành nhân tố cản trở sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cơ quan báo chí chưa hiểu rõ về chuyển đổi số khi cho rằng chỉ cần đầu tư thiết bị công nghệ, một số chương trình phần mềm và cho đó là mình đã thực hiện chuyển đổi số. Vấn đề không phải như vậy.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, góc tiếp cận từ vấn đề nội dung số
Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí nói riêng, các lĩnh vực kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung đã và đang trở thành thực tế tất yếu diễn ra hiện nay. Minh chứng cho điều này, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Với ba trụ cột chính là Chuyển đổi số, Kinh tế số và Xã hội số, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm có một chương trình về chuyển đổi số được Chính phủ phê duyệt.
Xem thêm
POWERED BY
ONE
CMS
- A PRODUCT OF
NEKO